Tour khuyến mãi

VIDEO CLIP

ĐIỂM DU LỊCH

vung tau

Địa danh du lịch - Điểm đến lý tưởng

Hong Kong

du lich,Hong Kong
Hồng Kông có một cuộc sống về đêm náo nhiệt ở các quận giải trí — Lan Kwai Fong, Tsim Sha Tsui, Wan Chai, vv. Những nơi này thường được người địa phương, du khách nước ngoài viếng thăm.

 ĐÔI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC HỒNG KONG


     

Diện tích:  1.103 Km2

Dân số:  6.943.600 ( năm 2005 )

Mật độ:  6.254 Người/Km2

Đơn vị tiền tệ  :  Đôla Hồng kông ( HKD )

 
          Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một Đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), nằm trên bờ biển đông nam của Trung Quốc.
        Chính quyền Hồng Kông đã chính thức áp dụng cách viết tên gọi hiện nay vào ngày 3 tháng 9 năm 1926 (Hongkong Government Gazette, Notification 479, 3 September 1926). Trong khi phần lớn tên các thành phố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Latinh hóa bằng cách sử dụng bính âm thì tên tiếng Anh chính thức của Hồng Kông vẫn là Hong Kong chứ không phải Xiānggǎng (Hương Cảng), là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với Macau. Bao gồm hơn 260 hòn đảo, lãnh thổ này toạ lạc về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra Biển Nam Trung Hoa ở phía Đông, Tây và Nam.
          Con người đã định cư ở địa điểm ngày nay là Hồng Kông từ Thời kỳ đồ đá cũ. Lãnh thổ này lần đầu được sáp nhập vào Trung Hoa vào thời nhà Tần và được sử dụng làm một trạm thương mại và căn cứ hải quân trong thời nhà Đường và nhà Tống. Những người châu Âu đầu tiên còn ghi chép lại được là nhà thủy thủ người Bồ Đào Nha Jorge Álvares, người đã đến đây năm 1513. Mối liên lạc với Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã được thiết lập sau khi Công ty Đông Ấn Anh thành lập một trạm buôn bán ở thành phố Quảng Châu gần đó.
         Hồng Kông đã được công bố là mộ cảng tự do phục vụ như một trung tâm xuất nhập khẩu (entrepôt của Đế quốc Anh. Tuyến Đường sắt Cửu Long-Quảng Châu đã được mở ra năm 1910 với một ga đầu cuối phía Nam ở Tsim Sha Tsui. Một hệ thống giáo dục dựa trên kiểu mẫu Anh đã được du nhập. Dân chúng người Hoa địa phương có ít tiếp xúc với cộng đồng người châu Âu tai-pan giàu có định cư gần VictoriaPeak.
          Ngành dệt và chế tạo đã phát triển với sự trợ giúp của sự tăng trưởng dân số và giá nhân công thấp. Khi Hồng Kông được công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế của Hồng Kông đã được thúc đẩy nhờ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mức sống tăng ổn định cùng với sự tăng trưởng công nghiệp. Việc xây dựng Shek Kip Mei Estate năm 1953 đánh dấu sự bắt đầu của chương trình public housing estate. Hồng Kông bị phá hoại bởi những hỗn loạn trong các cuộc bạo loạn 1967. Những người cánh tả thân cộng sản, được truyền cảm hứng bở cuộc Cách mạng Văn hóa ở đại lục, đã biến một cuộc tranh chấp lao động thành một cuộc nổi dậy bạo động chống lại chính quyền thuộc địa kéo dài cho đến cuối năm.
          Luật Cơ bản của Hồng Kông, có vai trò như một văn bản hiến pháp sau cuộc bàn giao chủ quyền, đã được phê chuẩn năm 1990. Với sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh, Thống đốc Chris Patten đã đưa ra các cải cách về quá trình tự bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. Đổng Chí Hoa đã nhậm chức Trưởng Đặc khu Hàng chính Hồng Kông đầu tiên.
           Hong Kong chủ yếu bao gồm Đảo Hồng Kông, Đảo Lantau, Bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới về phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng nối với Trung Hoa Đại Lục qua con sông Sham Chun (Sông Thâm Quyến). Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm một tập hợp 262 hòn đảo ở Biển Nam Trung Hoa, trong đó Lantau là đảo lớn nhất. Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Ap Lei Chau là đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới. Tên gọi "Hồng Kông" (xuất phát từ tiếng Quảng Đông đọc là Hướng Coỏng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và nhang một thời được buôn bán. Vùng nước hẹp tách Đảo Hồng Kông và Bán đảo Cửu Long là, Bến cảng Victoria, là một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới. Dù Hồng Kông nổi tiếng là đô thị hoá cao, lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng cường môi trường cây xanh. Phần lớn lãnh thổ vẫn giữ không phát triển do các khu vực này phần lớn là đồi núi với các sườn dốc. Trong 1104 ki lô mét vuông của lãnh thổ, chỉ ít hơn 25% là phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với khoảng 40% đất được giành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Phần lớn sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở Bán đảo Cửu Long, dọc theo các bờ biển phía Bắc của Đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân Giới.
         Bờ biển dài và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều vịnh, sông và bãi biển. Dù lãnh thổ này có mật độ cây xây cao và nằm ven biển, ý thức môi trường vẫn tăng lên khi bầu không khí của Hồng Kông được xếp vào hàng một trong những nơi ô nhiễm nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của Đồng bằng châu thổ Châu Giang.
          Hồng Kông cách Macau 60 ki lô mét về phía Đông, về phía đối diện của Đồng bằng châu thổ Châu Giang và giáp với thành phố đặc khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông về phía Bắc. Đỉnh cao nhất của lãnh thổ này là Tai Mo Shan, với độ cao 958 m trên mực nước biển. Các vùng đất thấp nằm ở phần Tây Bắc của Tân Giới.
         Khí hậu Hồng Kông thuộc bán nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Vào mùa Đông khí hậu lạnh hơn và khô từ tháng 12 đến đầu tháng 3 dương lịch và nóng, ẩm và mưa vào mùa Xuân đến mùa Hè. Vào mùa Thu trời nắng và khô. Hồng Kông thường có khí xoáy tụ nhiệt đới vào mùa Hè và mùa Thu. Hệ sinh thái của Hồng Kông chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu này. Khí hậu của Hồng Kông theo mùa là do các hướng gió thay đổi giữa mùa Đông và mùa Hè. Về mặt địa chất, Hồng Kông đã ổn định hàng triệu năm nay, dù các vụ lở đất vẫn thường xảy ra, đặc biệt là sau các cơn mưa dông lớn. Hệ động thực vật ở Hồng Kông thay đổi theo sự thay đổi của khí hậu, mực nước biển và ảnh hưởng của con người. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được. ở Hồng Kông là 38°C (98.0°F) còn nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là -4°C (25.0°F). Nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh nhất là tháng Giêng là 16,1°C (61.0°F) còn nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất là tháng 7 là 28,7°C (83.7°F). Lãnh thổ tọa lạc về phía Nam của Hạ chí tuyến tương đương với vĩ độ của Hawaii. Về mùa Đông, các cơn gió mạnh và lạnh thổi từ phía Bắc làm thành phố trở nên lạnh; về mùa Hè, hướng gió thay đổi mang theo không khí ẩm và ấm từ phía Tây Nam. Khí hậu lúc này phù hợp cho việc tạo ra rừng mưa nhiệt đới
          Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là dollar Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng tiền này đã được ghìm chặt vào tỷ giá hối đoái cố định với Dollar Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mỹ. Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông lớn thứ 6 thế giới, với một lượng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ USD. Năm 2006, giá trị các initial public offering thực hiện ở Hồng Kông xếp thứ 2 thế giới sau thị trường chứng khoán London.
           Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hoặc bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh Ronald McDonald bán bánh mỳ Big Mac. Ngôn ngữ chính thức của lãnh thổ này là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kế thúc một thập kỷ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và cùng tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục truyền thống phương Đông. Hồng Kông có một cuộc sống về đêm náo nhiệt ở các quận giải trí — Lan Kwai Fong, Tsim Sha Tsui, Wan Chai, vv. Những nơi này thường được người địa phương, du khách nước ngoài viếng thăm. Vào một ngày trời quang, Đỉnh Victoria cho khách tham quan một tầm nhìn ngọan mục về thành phố này. Thành phố này có một khu đi dạo dọc theo bến nước Tsim Sha Tsui, nơi các đôi uyên ương ưa thích. Các họat động mua sắm thường diễn ra về đêm với ví dụ cụ thể là ở Chợ đêm phốTemple nơi người ta cũng có thể xem Kinh Kịch miễn phí.
           Ẩm thực của thành phố cũng phong phú đa dạng. Ngoài ẩm thực phong phú đa dạng của các vùng miền Trung Quốc ra, đặc biệt là các món hải sản, Hồng Kông cũng có các nhà hàng Nhật, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác. Các món ăn địa phương phục vụ ở cha chaan teng và dai pai dong cũng phổ biến. Dân Hồng Kông nghiêm túc trong việc ăn uống và nhiều đầu bếp từ khắo nơi đến đây để biểu diễn tài nghệ cho thực khách. Trong khi Hồng Kông là một trung tâm thương mại toàn cầu, có lẽ sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng nhất của thành phố này là ngành giải trí, đặc biệt là thể loại võ thuật, nhiều minh tinh Hollywood xuất thân từ Hồng Kông như: Bruce Lee, Châu Nhuận Phát, Jackie Chan, Michelle Yeoh, và Jet Li. Những nhà làm phim Hồng Kông cũng làm nên sự nghiệp ở Hollywood như John Woo, Wong Kar-wai, Tsui Hark và các biên đạo võ thuật đã thiết kế các cảnh giao chiến trong các phim Matrix trilogy, Kill Bill và Ngọa hổ tàng long. Nhiều phim sản xuất tại Hồng Kông cũng nhận được sự công nhận quốc tế như Chungking Express, Infernal Affairs, Shaolin Soccer, Rumble in the Bronx và In the Mood for Love. Nhà làm phim nổi tiếng Quentin Tarantino từng cho rằng ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điện ảnh hành động Hồng Kông. Hồng Kông cũng là trung tâm chính của thế giớ về thể loại nhạc cantopop. Trong lúc lãnh thổ này là nơi có nhiều ngôi sao, văn hóa karaoke cũng là một phần họat động về đêm của Hồng Kông.
            Dân số Hồng Kông tăng nhanh chóng trong thập niên 1990, đạt 6,99 triệu vào năm 2006. Khoảng 95% dân Hồng Kông là gốc Trung Hoa, đa số dân của Hồng Kông là Quảng Đông hoặc từ các nhóm dân tộc như Người Khách gia và Triều Châu. tiếng Quảng Đông, một ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía Nam Trung Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông. Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi bởi hơn Tiêu bản:Fraction dân số. Các bảng hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Hoa thường rất phổ biến khắp lãnh thổ này. Kể từ năm 1997, các nhóm dân nhập cư mới từ Trung Hoa Đại Lục đã đến đây. Việc sử dụng tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc cũng đang tăng lên. Việc hội nhập vào nền kinh tế Đại lục đã dẫn đến nhu cầu gia tăng số người nói tiếng Phổ thông Trung Quốc.
 
Hotline: 0982 99 77 22 – 0966 99 44 22