Nếu bạn muốn có những buổi dã ngoại với khung canh tự nhiên, những bữa ăn nhẹ sau khi leo núi dưới một thác nước bạn có thể tham quan rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng,... và rất nhiều con thác khác.
Gia Lai
Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Vị trí địa lý
Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.
Sông ngòi
Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.
Người Gia Rai
Dân tộc Gia Rai là một dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêxia, có khoảng 240.000 người, còn gọi là người Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai, sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Đắc Lắc cũ.
Tổ chức cộng đồng
Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút. Cách làm rượu của người Gia-rai Thung lũng AjunPa nằm ở phía đông nam tỉnh Gia Lai đây là một bình nguyên tương đối bằng phẳng, từ lâu là vựa lúa chính của tỉnh Gia Lai. Từ vài thế kỷ nay, nơi đây là địa bàn sinh sống của người Gia Rai Chor - nhóm Gia Rai gốc. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, người Gia Rai Chor hình thành nên những phong tục, tập quán tốt đẹp trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong đó ăn uống – một dạng biểu hiện của văn hoá vật chất – vốn dĩ rất được người Gia Rai chú trọng – được thể hiện rất độc đáo trong đời sống của họ, trong đó phải kể đến quy trình làm rượu và cách uống rượu của nhóm dân tộc dưới góc độ văn hoá. Người Gia Rai gọi rượu ghè là pai che đó là loại rượu được làm và ủ trong các ché lớn nhỏ. Khi uốngrượu, người ta uống bằng cách dùng cần mây hoặc thân trúc làm cần để hút rượu. Bí quyết để cho rượu ngon phụ thuộc rất nhiều vào men rượu, do vậy khi làm men người Gia Rai rất cẩn thận. Men rượu (ram ) được tổng hợp bằng các nguyên liệu gồm: ớt, củ giềng, cây ram, dễ cây pơ riăngví, chất rơniă (lấy từ nhựa cây mã tiền - phul kran). Cách thức để tạo ra một bánh men được làm như sau: gạo được đồ lên rồi trộn đều với các nguyên liệu như đã kể trên rồi nắm thành các bánh tròn cỡ vốc tay hoặc to hơn. Khi bánh men được nắm thành khuôn thì phơi ở gian bếp hoặc chỗ nắng cho thật khô rồi tẩm với chất rơniă. Ông Rơ Chăm Pfát người có thời gian làm việc với Giắc Đuốc ( người Pháp) - một nhà nghiên cứu lâu năm về người Gia Rai cho biết: thời gian Giắc Đuốc sinh sống tại Ajun Pa ông đã khuyến cáo mọi ngưòi không nên tấm chất rơniă vào men rượu vì tác dụng phụ của thứ chất này sẽ khiến cho người ta bị mất trí nhớ, trên thực tế thì người Gia Rai vẫn cô rơniă này thành chất độc để tẩm vào mũi tên bắn thú rừng, người Gia Rai ở Ajun Pa lại khẳng định rằng đây chính là chất làm cho rượu của họ ngon hơn, uống say hơn so với rượu của các dân tộc khác. Tuy nhiên, liều lượng tẩm vào men như thế nào được họ làm theo tỷ lệ ít hại đến sức khoẻ.
Men lớn bằng bàn tay có thể làm được 4 ghè rượu, khi làm men phụ nữ cũng phải kiêng cữ, ví như đến ngày có kinh nguyệt thì không được làm, phải chọn làm men vào mùa nắng để dễ dàng cho việc phơi, tính làm men nhiều hay ít phải phụ thuộc vào đám cưới của người Gia Rai vì đây là dịp dân làngsử dụng nhiều rượu nhất. Men rượu được người Gia Rai để rất lâu trước khi mang ra sử dụng, nhất là thứ men để mọt ăn thì càng tốt. Vì nếu men chưa đủ thời gian thì khi ủ với gạo làm rượu dễ chua. Khi làm rượu, gạo được đồ chín rồi được đổ ra nia, gạo dùng để nấu rượu dùng gạo nếp là tốt nhất, đồ cho thật khô, nếu làm rượu bằng ngô phải giã cho thật nhỏ. Sau đó, người ta dùng lõi ngô (hơ đông- kơ to) chà lên bề mặt bánh men, cho bột men ra đều trên mặt gạo rồi trộn với trấu và bỏ vào ghè ủ. Rượu được làm bằng gạo thì sau 2 tuần ủ có thể uống được, nếu để 1 năm và chôn ở dưới đất thì càng tốt , vì theo kinh nghiệm của họ, ghè đựoc chôn đến 6 tháng, nước rượu khi bỏ ra đã đặc sánh và vàng như mật ong.
Hôn nhân gia đình
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dòng họ (theo phía mẹ), khi chết chôn chung một hố, nay tục này đã giảm.
Văn hóa
Nói đến dân tộc Gia Rai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi tiếng như "Đăm Di đi săn", "Xinh Nhã"... Dân tộc Gia Rai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn Trưng, đàn Tưng-nưng, đàm Krông-pút. Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào. Người Gia Rai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không còn đủ sức nữa, mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia đình.
Nhà cửa
Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nhìn về hướng Bắc
Trang phục
Có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người.
Trang phục nam
Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc. Ngày lễ họ mang khố màu chàm (dài 410 cm x 29 cm), khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (loại cộc tay và loại dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. Loại dài tay giống phong cách áo dài nam Ê-đê hay Mnông. Nhuộm sợi màu của người Gia-rai ở cao nguyên miền Trung có một tộc người rất giỏi trong việc dệt vải và tạo hoa văn trên y phục của mình, đó là dân tộc Gia-rai. Trong kho tàng truyện cổ tích Gia - rai, người đọc từng khâm phục nàng Phơ và nàng Hlúi vừa chăm làm, vừa hát hay lại vừa dệt vải đẹp. So với các dân tộc láng giềng như người Xơ-đăng, người Bana ở phía Bắc, người Ê-đê, người Mnông ở phía Nam cao nguyên thì dân tộc Gia- rai từ rất sớm đã tạo nên sắc màu trong y phục của cư dân mình rất phong phú. Người quan sát thường tự hỏi: Vậy từ ngày xưa, khi các loại phẩm và kỹ thuật nhuộm hiện đại chưa có để tạo ra các màu sắc như: xanh, đỏ, vàng, trắng... người Gia-rai đã làm như thế nào? Đây là câu hỏi lý thú mà trong đợt đi điền dã gần đây tôi mới có điều kiện tìm hiểu. Cũng giống như mọi dân tộc nào biết dệt vải, may trang phục, người Gia-rai chế tác sợi từ quả cây bông và giữ nguyên màu sợi là màu trắng. Việc tạo ra các sắc màu cho sợi là cả một quá trình kinh nghiệm của người Gia-rai. Đặc biệt họ có truyền thống chế “thuốc nhuộm” từ các thảo mộc có trong thiên nhiên mà trong quá trình sinh sống họ đã thuộc tính nết và công dụng của từng loài. Để tạo ra màu đen hay màu xanh thẫm, họ dùng cây chàm. Các bước thao tác được tiến hành như sau: đầu tiên người Gia-rai đi bắt một loại ốc suối có tên là Bràng, đem giã nhỏ, đổ nước vào lọc, lấy thứ nước đó đổ vào ché ngâm khoảng một tháng. Tiếp theo, dùng đọt chuối, vỏ chuối và rễ cây Kha krông, Kha chót bỏ chung vào cối giã cho thật kỹ, trộn tất cả với sợi trắng tự nhiên, rồi bỏ vào ché ngâm. Khi sợi đã ngả màu đen thì đem phơi khô. Nước nhuộm còn lại được cất giữ trong ghè và khi cần lại có thể sử dụng với các bước như vừa mô tả. Màu đỏ trong trang phục của người Gia-rai chiếm một tỉ lệ khá đậm đặc. Trong cuốn “Hoa văn các dân tộc Gia-rai, Ba-na” (1), GS. Từ Chi, một nhà nghiên cứu Dân tộc học nổi tiếng ở Việt Nam có giới thiệu: Để tạo ra màu đỏ, người Gia-rai tìm nguyên liệu thực vật “là một loại quả không có lông” là nguyên liệu chính, ngoài ra còn có một loại vỏ là cây Tơnung. Trong khi đi điền dã Dân tộc học, tôi được biết thêm người Gia-rai ở vùng Chư pảh còn tạo ra màu đỏ bằng cách dùng một loại cây có tên là Nhau trộn với mỡ dê rôì đem đun thật sôi, sau đó lấy sợi tự nhiên màu trắng nhúng vào đó, nhấc ra và nhúng vào loại nước xa bon ( một loại thuốc màu của người Lào). Thao tác đó được lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi sợi vải có màu đỏ tươi thì đem phơi khô. Trong y phục của người Gia-rai, màu vàng thường được coi như nét điểm xuyết, tạo nên sắc thái hài hoà theo thẩm mỹ của họ. Một số hoa văn như hoa cây mai, hoa Blang được dệt bằng loại sợi màu vàng. Để tạo ra màu vàng, người Gia-rai thường dùng củ Knhít (nghệ) như các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu. ở vùng Gia-rai ARáp có một loài thực vật nữa được dùng để tạo ra màu vàng nhuộm sợi. Đó là loại lá Popẹ. Phụ nữ Gia-rai thường đốt lá rồi trộn với nghệ, sau đó giã nhỏ hoà với nước suối để nhuộm. Cách làm này tạo cho sợi có màu vàng tươi hơn nhiều so với màu từ nghệ. Duy nhất chỉ có sợi màu xanh là người Gia-rai khi nhuộm vẫn phải dùng thứ phẩm hoá học được bán ngoài chợ. Ưu điểm của thứ sợi được nhuộm bằng các thảo mộc tự nhiên là sợi giữ được màu tươi rất lâu, qua thời gian năm tháng thứ màu đó không bị phai, bị nhạt. Từ các sợi với đủ thứ màu sắc, người Gia-rai với bộ khung dệt bằng tay đã tạo ra trang phục của mình như: váy, khố, áo, khăn ... Đặc biệt, người Gia-rai rất thích màu đỏ, lấy màu đỏ làm trọng tâm, làm chính trong y phục của mình. Màu đỏ được đặc tả ở hai đầu khố nam với hoa văn lá đót buông dài bằng sợi , ở váy của phụ nữ thì phần chân váy và miếng đắp ở đằng sau mông cũng được bừng lên sắc đỏ. Trong các lễ hội lớn như lễ bỏ mả (Pờ Thi), lễ cúng hồn lúa (mụ Giạ), lễ cúng Giàng, lễ cúng thần nước (Yàng Ia), lễ cúng thần lửa (Yàng Pui), dân làng Gia-rai trong váy mới, khố mới, áo mới với sắc đỏ rực rỡ say sưa trong nhịp cồng chiêng với điệu múa Xoang truyền thống của dân tộc mình. Ngày 29/01/99 Nguyễn Trường Giang.
Trang phục nữ
Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "hình thuyền", riêng nhóm Gia Rai Mthur lại có kiểu cổ thấp hình chữ V và các loại cổ phổ biến. Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. Váy là loại váy hở quấn vào thân (kích thước trên dưới 140 cm x 100 cm). Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu (như áo là chính). Có nhóm ở Plây-cu với nguyên tắc trên nhưng được mở rộng thành các mảng hoa văn ở giữa thân váy, nửa thân dưới áo và hai ống tay. Trang sức có vòng cổ, vòng tay.
Du lịch
Ai đã đến Gia Lai chắc đã từng biết đến những con dốc cao và dài, với con đường mờ trong sương vào những sáng mùa đông, đã từng đi vào lời ca tiếng hát (bài hát: "Thành phố sương mù"). Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê đậm đà mang hơi thở của Tây Nguyên. Chúng ta có thể tham quan một khung canh tự nhiên và lãng mạn đó là Biển Hồ - được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku. Nó long lanh và tràn đầy cảm xúc. Nếu bạn muốn có những buổi dã ngoại với khung canh tự nhiên, những bữa ăn nhẹ sau khi leo núi dưới một thác nước bạn có thể tham quan rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng,... và rất nhiều con thác khác. Hay đến tham quan thủy điện Yaly - niềm tự hào của nguồn điện đất nước, niềm tự hào của anh em các dân tộc Gia Lai, chắc chắn sau chuyến tham quan bạn sẽ cảm thấy được sức mạnh của con người khi đứng bên cạnh sức mạnh của thiên nhiên.
HOTLINE: 0966 99 44 22 - 0982 99 77 22
.jpg)