Tour khuyến mãi

VIDEO CLIP

ĐIỂM DU LỊCH

vung tau

Địa danh du lịch - Điểm đến lý tưởng

Tây Ninh

du lich,Tây Ninh
Tây Ninh là vùng đất có núi non, đồng bằng và nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch. Rừng Tây Ninh có tới hơn 200 loài gỗ quý, 250 loài thú hiếm với một số lượng rắn ba sọc, rùa vàng lớn nhất ở Việt Nam cùng hơn 700 loài côn trùng.

 Tây Ninh



Là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía tây và tây bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Tây Ninh là vùng đất có núi non, đồng bằng và nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch. Rừng Tây Ninh có tới hơn 200 loài gỗ quý, 250 loài thú hiếm với một số lượng rắn ba sọc, rùa vàng lớn nhất ở Việt Nam cùng hơn 700 loài côn trùng. Ngày nay, những loài động thực vật quý này đang được bảo tồn và bảo vệ.
Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài. Những người theo đạo này thờ Thiên Nhãn. Ngoài ra họ còn theo đạo Phật, đạo Kitô, Thánh Mẫu, đạo Lão, đạo Khổng và nhiều đạo khác.
Núi Bà Đen là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.
Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).
Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây.
Ngày xưa, núi Bà Đen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật. Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến. Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn. Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất. Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đứa con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt. Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tử. Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậỵ Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Đen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.
Thị trấn Trảng Bàng nằm cách thị xã Tây Ninh vài chục ki-lô-mét - nơi nổi tiếng với món bánh canh và bánh tráng phơi sương.
Bánh tráng phơi sương là thứ bánh tráng độc đáo, được chế biến công phu. Bánh phải được làm toàn bằng bột gạo “Nàng Miên” của Tây Ninh, dằn chút muối để khi ăn có vị đậm hơn và tráng dày hơn các loại bánh tráng khác. Trong quá trình sản xuất, công đoạn phơi như bánh thường, nhưng trước khi đem ra sử dụng, bánh tráng được phơi sương mà theo quan niệm của bà con làm bánh, phơi sương nhằm “tiếp” thêm tinh lực của đất trời. Bánh tráng phơi sương dùng để cuốn thịt heo, rau, chấm với nước chấm ăn theo kiểu người Nam bộ. Rau dùng cho món này rất phong phú, với hàng chục loại rau. Ngoài các loại rau thơm quen thuộc như: cần nước, rau răm, rau diếp cá, rau húng, tía tô, hẹ, còn có các loại rau có vị chua, cay, chát, ngọt, cay phần lớn chỉ có ở vùng Đông Nam bộ, là: lá lụa, rau cóc, lá săng máu, lá vừng, lá bứa, lá trâm ổi, lá mặt trăng, lá ô dước, lá sung dè, quế vị. Các loại rau tạo ra mùi thơm tổng hợp, người địa phương gọi là “rau ngũ vị”, giúp thực khách ngon miệng, lại còn có tác dụng như những vị thuốc Nam. Nước chấm cho món ăn này cũng pha chế khá cầu kỳ gồm nước mắm ngon, chanh, đường, bột ngọt, ớt lát xay nhuyễn hòa cùng nước dừa tươi, tạo nên các vị mặn, cay, chua, ngọt... Miếng bánh tráng được phơi sương mềm mại, nằm gọn trong lòng bàn tay. Hãy gắp miếng tim, gan, đùi, giò heo luộc bằng nước dừa tươi, sắp đủ các loại rau cuốn gọn lại, chấm nước mắm, đưa lên miệng nhẩn nha nhai. Bánh vừa dẻo vừa dai, thịt heo vừa ngọt vừa mềm vừa béo, cộng với vị chát, chua thơm của các loại rau, hòa cùng vị cay mặn của nước chấm trong miệng khiến bạn chẳng thể nào quên.
Bột măng thít là tên gọi khác của bột gạo. Một loại bột mà có đến vài tên gọi khác nhau là do cách gọi quen thuộc của địa phương như: bột bắp còn gọi là bột đao, bột mì (làm từ lúa mì), bột sắn - đúng hơn gọi là bột sắn dây hay bột bình tinh làm từ củ sắn dây, bột năng làm từ củ khoai mì, bột nếp còn gọi là bột tẻ lọc là do người Bắc hay dùng từ “gạo tẻ” chỉ cho loại “hột” nấu thành… cơm; “gạo nếp” là loại “hột” nấu thành xôi. Theo một số người lớn tuổi vùng Bình Trị Thiên xưa kia còn dùng từ bột Bắc cũng để chỉ cho bột gạo với lý do là thời kỳ đầu nhà Nguyễn lúa gạo vùng Bình Trị Thiên không nhiều nên phải dùng đến loại bột gạo ngon do thương nhân chuyển từ vựa lúa sông Hồng vào, trong khi đó tại làng La Khê lại nổi tiếng về một loại bột với công thức pha chế thuộc hạng bí truyền chuyên dùng làm bánh bột lọc, bánh nậm… đã làm “chết tên” bột La Khê thì cũng là một loại bột gạo mà thôi!
Về món bánh canh mà bạn hỏi, bánh canh có nhiều cách nấu với những loại sợi bánh canh khác nhau làm từ bột năng; bột gạo pha hay bột gạo thuần túy. Bánh canh bột gạo thường có hai loại, loại sợi giống như sợi bún, đã làm chín trước và cho vào tô rồi mới châm nước dùng (như phở, hủ tíu…), sợi bánh không nở (như bánh canh Trảng Bàng - Tây Ninh); và loại sợi làm trực tiếp từ bột gạo nguyên chất không ủ, không chế biến… khi nấu sợi bánh sẽ nở và làm cho nước quánh sệt như bánh canh Nam Phổ Huế.
Cao Đài là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp, được chính thức thành lập ở Việt Nam, vào năm 1926. Đạo Cao Đài là tên ngắn gọn, tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Danh từ "Cao Đài" theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao". Theo nghĩa bóng, được hiểu là nơi cao nhất ở đó Thượng Đế ngự trị; cũng là tên viết tắt dành cho Thượng Đế, người sáng lập ra toàn vũ trụ, có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát". Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng Đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Họ tin rằng tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Ngay cả việc xây dựng Toà Thánh Tây Ninh cũng chính là có sự dẫn dắt của "Đấng Thiêng Liêng".
Những đệ tử đầu tiên của Cao Đài như Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, và Cao Hoài Sang đã xác nhận rằng họ đã nhận được sự "Thông Công" (liên lạc) trực tiếp từ Thượng Đế, người đã ban cho họ những chỉ dẫn cụ thể để thành lập một tôn giáo mới, khởi đầu cho Kỳ Phổ Độ Thứ Ba.
Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi. Các ước lượng về số tín đồ Cao Đài có khác nhau, nhưng đa số các nguồn cho rằng con số đó là hai đến ba triệu (tư liệu vào khoảng năm 2000 - 2003). Khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.
 
Hotline: 0982 99 77 22 – 0966 99 44 22